Bếp từ đang dần chiếm ưu thế trên thị trường gia dụng với kích cỡ nhỏ gọn, tốc độ nấu nhanh, sạch sẽ, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh làm hỏng bếp.
1. Bếp điện từ là gì?
Bếp điện từ là loại bếp điện hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.
Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ (có thể hích được nam châm) đặt trên mặt bếp sẽ được dòng từ trường tác động và tự sinh ra nhiệt làm nóng thân nồi và từ đó sẽ đun nóng làm chín thức ăn. Nhờ cơ chế nấu này, bếp điện từ làm giảm khả năng thất thoát nhiệt, đồng thời thời gian nấu cũng rất nhanh.
2. Quy tắc lắp đặt bếp từ an toàn
Đối với bếp từ khi lắp đặt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn như sau:
- Nguồn điện cung cấp phải có 03 dây (dây lửa, dây trung tính, dây tiếp đất).
- Nguồn điện phải đảm bảo đủ từ 190 - 230V.
- Dây điện cung cấp nguồn điện phải có khả năng chịu tải phù hợp tải của bếp.
- Việc kết nối điện phải là đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm và ổ cắm để tránh hiện tượng chập chờn nguồn điện cung cấp.
- Sử dụng cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A, dây điện Φ 30 mm và cho dây điện tiếp đất.
3. Hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách và an toàn
Không nấu ở nhiệt độ quá cao
Tốc độ làm nóng xoong, chảo của bếp điện từ nhanh hơn nhiều so với bếp ga. Vì thế, nếu bạn mới bắt đầu nấu mà sử dụng nhiệt độ quá cao có thể làm xoong, chảo bị cháy. Do đó, lúc mới bắt đầu nấu bạn nên để chế độ nhiệt độ thấp cho an toàn.
Thêm vào đó, không để nồi không trên bếp đang hoạt động, rất có thể bếp từ sẽ báo lỗi - không hoạt động, hay làm nồi cháy hoặc biến dạng.
Sử dụng đúng loại nồi, chảo
Bạn không nên sử dụng chảo nhôm vì loại chảo này không phù hợp khi dùng bếp từ. Thay vào đó, bạn nên chọn nồi, chảo bằng inox có đáy từ hay từ tính.
Bên cạnh đó, các loại muỗng và dụng cụ nấu bằng kim loại mà bạn sử dụng cũng phải có khả năng chịu nhiệt cao và có tay cầm cách nhiệt để tránh bị phỏng khi sử dụng.
Tiết kiệm năng lượng
Khi nấu thức ăn gần xong, bạn nên tắt bếp trước vài phút, hơi nóng còn lại đủ giúp cho thức ăn của bạn chín tới. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng đối với các món hầm và xào, không áp dụng khi chế biến những món chiên.
Một số lưu ý khác
- Khi bếp từ đang hoạt động thì không được để các vật dụng bằng kim loại lên mặt bếp vì mặt bếp đang nóng nên sẽ dẫn nhiệt lên các vật dụng này khiến bạn bị bỏng khi chạm vào.
- Trong quá trình nấu, bạn cũng không được xê dịch bếp từ để đảm bảo an toàn. Bạn cũng cần thường xuyên để ý không cho thức ăn hoặc nước rơi vãi lên bếp sẽ dễ làm hỏng các mạch điện bên trong. Khi không sử dụng bếp từ ở những nơi nhiệt độ cao, dễ cháy.
- Khi không sử dụng bếp nữa thì rút nguồn điện ra ngay. Sau đó dùng khăn sạch để lau lại bếp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.